TỈNH TUYÊN QUANG – PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP CÓ THẾ MẠNH CÂY CHÈ VÀ CÂY MÍA - KINH NGHIỆM LÀM NÔNG
Xin cảm ơn!

Tỉnh đã thực hiện quy hoạch ưu tiên phát triển mạnh các cây trồng chủ lực có lợi thế là cây chè và cây mía, bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp chế biến.

Mía Nguyên Liệu Tuyên Quang
Mía Nguyên Liệu Tuyên Quang

Trong Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 – 2020, tỉnh xác định tập trung tăng diện tích chè toàn tỉnh từ 8.500 lên trên 8.800 ha, chủ yếu ở các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương và chè Shan đặc sản tại huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa. Tỉnh phấn đấu đưa sản lượng chè tăng từ 62.200 tấn năm 2015 đạt trên 70.400 tấn vào năm 2020, tăng 8.200 tấn.  Trong đó, sản lượng chè Shan đặc sản đạt 7.260 tấn, tăng 2.445 tấn so với năm 2015. 

Đồng chí Nguyễn Đại Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngành đang thực hiện hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho các địa phương, doanh nghiệp triển khai dự án thay thế khoảng 1.000 ha trên tổng số 4.000 ha chè giống Trung du già cỗi bằng các giống chè lai, chè đặc sản có năng suất cao, chất lượng tốt, đưa tỷ lệ chè lai, chè đặc sản tăng từ 47,2% hiện nay lên 60%; hỗ trợ lãi suất vốn vay cho chăm sóc cải tạo trên 1.600 ha chè Shan đặc sản hiện có và trồng mới 500 ha ở nơi có điều kiện địa lý phù hợp tại các huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa… để đến năm 2020 diện tích chè Shan đặc sản toàn tỉnh đạt trên 2.100 ha.

Đồng thời ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP trong sản xuất, chế biến chè khô nhằm tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh trên thị trường; xây dựng nhãn hiệu hàng hóa một số sản phẩm như: Chè Shan Sinh Long, Na Hang; chè Khau Mút, Lâm Bình; chè Kia Tăng, Hồng Thái…

Bên cạnh đầu tư phát triển sản xuất chè đặc sản, ngành cũng tích cực chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến chè theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt (VietGAP) nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm. Hiện nay, đã có 2 địa phương được chuyển giao kỹ thuật sản xuất chè theo quy trình VietGAP với hàng chục ha ở xã Trung Yên (Sơn Dương) và Tân Thành (Hàm Yên).  Mục tiêu trong thời gian tới sẽ nâng tổng diện tích chè được sản xuất theo quy trình này lên 2.390 ha, cung cấp cho thị trường khoảng 33,48 nghìn tấn nguyên liệu cho chế biến chè đặc sản, chè sạch phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 

Ứng dụng kỹ thuật trong chăm sóc và sản xuất, ngành Nông nghiệp tỉnh cũng đã có kế hoạch xây dựng vùng chè ứng dụng công nghệ cao tại các xã Tân Trào, Tú Thịnh (Sơn Dương); An Tường, Đội Cấn (TP Tuyên Quang); Mỹ Bằng, Phú Lâm, Lăng Quán (Yên Sơn)…; từng bước xây dựng 5 vườn ươm với quy mô sản xuất đạt 250.000 bầu/năm trên địa bàn các huyện Yên Sơn, Hàm Yên… Ngành tiếp tục tạo điều kiện để duy trì và phát triển liên kết sản xuất giữa các nhà máy chế biến với nông dân, hình thành chuỗi giá trị. Hiện có 6 doanh nghiệp liên kết phát triển sản xuất và chế biến sản phẩm chè phục vụ trong nước và xuất khẩu. 

Đối với cây mía, tỉnh đã thực hiện quy hoạch mở rộng vùng nguyên liệu, trong đó, tập trung chuyển đổi một số diện tích gieo trồng kém hiệu quả, đất đồi, ruộng 1 vụ sang trồng mía nguyên liệu lên 18.500 ha, vùng tập trung tại huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa, Hàm Yên. Nâng cao năng suất, sản lượng mía, đáp ứng đủ nguyên liệu cho 2 Nhà máy đường Tuyên Quang và Sơn Dương, tỉnh cũng đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp ưu tiên đầu tư chuyển đổi cơ cấu giống, áp dụng khoa học và cơ giới hóa trong sản xuất.

Hiện nay, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã và đang được mở rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất mía nguyên liệu. Ông Phan Văn Khương, thôn Cây Cóc, xã Thái Hòa (Hàm Yên) cho biết, năm 2017 vừa qua, người dân trong thôn áp dụng kỹ thuật “4 sớm” là: Bạt gốc sớm, cày xả gốc và lọng gốc sớm, dặm gốc sớm, bón phân sớm kết hợp tưới ẩm nên năng suất mía tăng rất cao, đạt trên 130 tấn/ha.

Theo ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, công ty cũng đã triển khai xây dựng vườn ươm giống, nhân giống gốc với diện tích khoảng 40 ha tại xã Phúc Ứng (Sơn Dương) đảm bảo hàng năm cung cấp cho vùng nguyên liệu mía của tỉnh khoảng 25.000 – 30.000 tấn mía giống.     

Quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, liên kết giữa sản xuất và chế biến đã tạo điều kiện để phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến của tỉnh.             

Nguồn: Báo Tuyên Quang Online

——————————————————————————-

CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Hotline: 0919.817.033

Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲

✅Hotline: 0919.817.033

✅Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

——————————————————————————————————-

vnns

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Verified by MonsterInsights